Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Nghệ
Dây đàn tri ân hạt lúa
Bé tí xíu, Trần Văn Xâm đã nghịch cây đàn nhị của cha - nghệ nhân đàn nhị Trần Đức Chinh. Âm thanh rung lên từ sợi dây đàn đã khiến cậu bé tò mò và thích thú. Lên 5 tuổi, Trần Văn Xâm bi bô: "Con muốn chơi đàn". Lời nói trẻ thơ đó đã khiến cha của Xâ

 



 

Nhị khám phá thế giới

 

Quê của Xâm ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, cách Hà Nội khoảng 80 cây số. Bảy tuổi, mới học lớp 2, Xâm xếp quần áo, sách vở lên Hà Nội vào ở ký túc xá của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam để chuyên tâm học đàn.

 

Mê đàn đến độ Xâm coi cây đàn nhị như một người bạn thân. Tuổi hồn nhiên, chưa quen cảnh xa nhà, có nhiều hôm ngưng đàn là nhớ cha mẹ, ông bà, bạn bè ở quê.

 

Mới học được hai tháng, Xâm đã chơi tốt một số bài nhạc thiếu nhi. Lần đầu tiên lên sân khấu biểu diễn, Xâm chơi bài Chú ếch con cho đoàn khách Pháp nghe.

 

"Chả hiểu sao mà không thấy run, chỉ thấy vui thích vì được diễn thôi", Xâm nhớ lại. Khi nghe Xâm kéo nhị, một người Pháp đã lên xoa đầu cậu bé, khen: "Cậu chơi rất hay! Tinh nghịch trong âm nhạc mới đáng yêu".

 

Cây đàn nhị đã dẫn dắt Xâm đi theo con đường của một nghệ sĩ thời hội nhập: Khi đã lĩnh hội hết các kỹ thuật khó nhất để chơi hay nhiều bài nhạc của âm nhạc Việt Nam và quốc tế, anh tham gia biểu diễn và giảng dạy. Cậu bé kéo nhị bài Chú ếch con ngày nào đã mang đàn nhị đi diễn ở hơn 30 nước trên thế giới.

 

"Thế mới biết âm nhạc dân tộc Việt Nam có sức lan tỏa rất lớn. Hơn thế, cây đàn nhị cũng khám phá tuyệt vời kho tàng âm nhạc các quốc gia khi tôi chơi Triệu đóa hoa hồng, Đôi bờ - nhạc Nga, Giang nam xuân sắc - nhạc Trung Quốc, Tuyết rơi - nhạc Pháp...", Trần Văn Xâm cho biết thêm.

 

Những ngón tay của nghệ sĩ trẻ này đã gần như nhập đồng trên dây đàn để tạo ra hình ảnh của âm thanh đàn nhị. Người nghe đàn nghe được tiếng ngựa hý vang khi Xâm làm chủ được kỹ thuật "phi ác-xê”.

 

Hoặc khi Xâm duyên dáng gợi lên khúc chân tình của đôi lứa đang yêu bằng cách chuốt dây kéo du dương, thanh thoát. Và anh đã truyền niềm đam mê của mình cho nhiều học trò. Anh hiện là giảng viên Bộ môn Đàn nhị Khoa Âm nhạc Truyền thống Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

 

Năm 2012, Trần Văn Xâm đã trải qua 4 vòng thi và vượt qua hơn 2.000 thí sinh để đoạt giải nhì cuộc thi đàn nhị quốc tế tổ chức tại Thượng Hải (Trung Quốc). Ở vòng cuối cùng, Trần Văn Xâm chơi bản Kể chuyện ngày mùa của nhạc sĩ Thao Giang viết cho đàn nhị khiến giám khảo, khán giả vỗ tay không ngớt.

 

"Cần một sự tu luyện hơn 20 năm để có kỹ thuật tạo ra tiếng chim hót, tiếng gà gáy, diễn tả được tâm trạng chân chất của nông dân khi thu hoạch mùa màng, được tiếng xe bò kéo... Tôi gốc nông dân và biết tri ân hạt lúa", Trần Văn Xâm nói về sự khám phá thành công Kể chuyện ngày mùa, một kỷ niệm đẹp của tuổi trẻ và đàn nhị.

 

Và đi vào rock, jazz, pop...

 

Nhị vốn thuộc về xẩm, chèo, cải lương, ca trù, dân ca..., nhưng nhị hôm nay đã hòa khí trong các sáng tác của âm nhạc đương đại. Trần Văn Xâm đã đem cây đàn nhị xâm nhập vào rock, jazz, pop...

 

Ngoài giờ đi dạy, anh ôm đàn đi biểu diễn trong không gian âm nhạc có tính ngoại giao văn hóa, các sự kiện văn hóa, trong các buổi diễn ca trù, hay ở các quán bar, cà phê...

 

Sự tương tác của kỹ thuật đàn nhị với tân nhạc và cổ nhạc có khác nhau không? "Với bản nhạc cổ truyền của Việt Nam thì mình phải rung, nhấn nhá nhiều hơn so với các bản nhạc của quốc tế”, anh tiết lộ.

 

Theo trải nghiệm của nghệ sĩ này, nhị trong chèo thì vui hơn, tươi tỉnh hơn cải lương; nhị mà chơi nhạc Huế thì lúc nào cũng buồn man mác; còn chơi vọng cổ thì lúc nào cũng da diết.

 

Tài chơi nhị của Xâm khi kết hợp với nữ ca sĩ Thanh Lam trong bài Em tôi của nhạc sĩ Thuận Yến thì đúng là một khắc khoải tìm được một phóng khoáng đa tình!

 

Từ đó, anh còn kết hợp biểu diễn và thu âm cho các nhạc sĩ, ca sĩ hàng đầu của Việt Nam và các bạn diễn nước ngoài. Trần Văn Xâm đã chọn nhị là tri âm, bởi như anh thú nhận: "Nhắm mắt cũng kéo được nhị, tôi biết mình dịch chuyển trong thế giới tinh thần của ca khúc. Mỗi ngày, tôi không thể không kéo nhị”.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Huế (12-04-2024)
    Xuất hiện tin đồn một sao nữ đình đám bị nhà chồng hắt hủi, chính chủ vội lên tiếng! (13-03-2024)
    Á hậu Việt Nam 1988 Nguyễn Thu Mai qua đời (20-02-2024)
    Chân lý của đối xứng và cái đẹp (27-01-2024)
    3 cuộc hôn nhân của tài tử điển trai vừa được phong tặng NSND (11-12-2023)
    Học hàm học vị 'khủng' của 2 nghệ sĩ trẻ nhất sắp được phong NSND (06-12-2023)
    Thanh Lam, Xuân Bắc, Quế Trân bất ngờ có mặt trong danh sách phong tặng Nghệ sĩ Nhân dân (05-12-2023)
    Phong cách kiến trúc Đông Dương là gì? (15-11-2023)
    11 năm tự 'mất tích' khỏi Vbiz, nam vương đầu tiên của Việt Nam giờ ở đâu và làm nghề gì? (06-11-2023)
    Tạm thời cho hai diễn viên Nhà hát đương đại Việt Nam nghỉ việc sau vụ đánh ghen trước khách sạn (01-11-2023)
    Vương miện Miss Grand International 2023 thuộc về thí sinh đến từ Peru (26-10-2023)
    Thanh Hằng lần đầu lên tiếng trước tin đồn yêu đồng giới (24-10-2023)
    'Thuyền' Thùy Tiên - Quang Linh chính thức chìm sau câu nói này của nàng hậu? (26-09-2023)
    Lần đầu tiên Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức liên hoan phim quốc tế (20-09-2023)
    'Biểu tượng thời trang' Jane Birkin qua đời (16-07-2023)
    Nhà hát Hồ Gươm là một thiết chế văn hóa, điểm đến lý tưởng để thưởng thức nghệ thuật (09-07-2023)
    Bảo Thy say đắm bên chồng đại gia, chia sẻ bí quyết để hạnh phúc (29-06-2023)
    Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng và Bùi Lan Hương yêu 'giấu' suốt 3 năm (20-06-2023)
    Hoa hậu Du lịch châu Á hài lòng với cuộc sống đơn giản (08-06-2023)
    NSƯT Kim Tử Long nói về hôn nhân viên mãn với bà xã Trinh Trinh (06-06-2023)

Các bài viết cũ:
    Đờn ca tài tử Nam bộ: một thế kỷ nội địa hoá và phổ thông hoá (20-09-2013)
    50 năm “nhạc Trẻ” (từ 1963 ở SàiGòn) và Kỷ Niệm 18 năm Tạp Chí Trẻ  (18-09-2013)
    Những câu chuyện hấp dẫn về nữ nghệ sĩ xinh đẹp và đa tài Thanh Lan (kỳ cuối) (18-09-2013)
    Những câu chuyện hấp dẫn về nữ nghệ sĩ xinh đẹp và đa tài Thanh Lan (kỳ 1) (14-09-2013)
    Tiếng hát Tóc Tiên: Gọi Vầng Trăng Cũ Sáng Cho Hồn Vui (12-09-2013)
    Katy Perry và Lady Gaga: “Cuộc đua” kỳ thú (09-09-2013)
    Lana Del Rey: Nàng Lolita lạc trong khu ổ chuột (02-09-2013)
    'Đàm Vĩnh Hưng mượn khán giả làm rào chắn' (29-08-2013)
    Ai được như ông Nguyễn Ánh 9? (26-08-2013)
    Ballet Cô bé Lọ Lem: hài hước và duyên dáng (24-08-2013)
    Cô gái nhỏ dũng mãnh của nhạc Việt (20-08-2013)
    "Quê hương" của Phù Nam (15-08-2013)
    Đâu dễ khép cửa tránh giao tiếp với đời (14-08-2013)
    Siu Black hát giữa vòng vây giang hồ (13-08-2013)
    Đừng làm bé gái Phương Mỹ Chi hoang mang (09-08-2013)
    Thèm nhất là cảm giác bình yên… (06-08-2013)
    Làm phê bình, nhất thiết phải có tấm lòng (05-08-2013)
    Nghệ thuật nản chí (03-08-2013)
    Khát vọng của Nguyễn Á (31-07-2013)
    Mỹ Tâm giành suất dự tranh giải MTV EMA 2013 khu vực (29-07-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152746238.